Loading...
Góc tư vấn

Các tác hại nguy hiểm của tia UV với sức khỏe và cách phòng tránh

Thuật ngữ tia UV chắc hẳn không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Bạn đã hiểu rõ về nguồn gốc và tác hại của loại tia này chưa? Nếu bạn còn đang băn khoăn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về tia UV trong bài viết dưới đây

1. Tia UV là gì?

Tia UV có tên tiếng anh là Ultraviolet, hay còn còn được gọi là tia cực tím, tia tử ngoại,.. Là một dạng tia bức xạ điện từ từ ánh sáng mặt trời hoặc từ nguồn sáng nhân tạo như mỏ hàn. Đây là tia sáng có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy và dài hơn bước sóng của tia X. Phổ tia cực tím được chia thành tử ngoại gần và tử ngoại xa tuy thuộc vào bước sóng của chúng.

Tia UV được phân loại dựa vào mức năng lượng của chúng. Loại tia UV có mức năng lượng cao được hình thành bởi bức xạ ion hóa. Nó có thể gây tổn hại DNA (gen) trong tế bào con người và sinh vật sống. Hậu quả có thể dẫn đến gây ung thư. Tuy nhiên tia UV tiếp xúc trực tiếp, nhiều nhất đến da, mắt của chúng ta. Do vậy tác động chủ yếu của chúng đối với con người là gây hại cho da và mắt.
 

Các loại tia UV trong ánh sáng mặt trời

Các loại tia UV trong ánh sáng mặt trời

Khi xét theo tác động của tia UV đến sức khỏe con người, người ta thường chia chúng thành 3 loại sau: 

  • Tia UVA: Đây là loại tia có mức năng lượng thấp nhất. Khoảng 95% tia sáng Mặt trời là loại tia sáng này. Tia UVA thường gây tổn thương dài trên da, gây lão hóa da như gây nám da, khiến làn da bị nhăn nheo.

  • Tia UVB: Là loại tia có mức năng lượng cao hơn. Tia này có thể gây tổn hại đến DNA trên da, gây cháy nắng, giảm khả năng sản sinh elastin và collagen trên da. Nguyên nhân dẫn đến ung thư da.

  • Tia UVC: Đây là tia cực tím có khả năng gây hại mạnh nhất cho con người. Thật may mắn tia sáng này bị cản lại bởi tầng ozon trong khí quyển Trái đất. Tia UVC có khả năng diệt trừ acid nucleic trong các tế bào, phá hủy DNA trong cơ thể sinh vật sống và con người. Tia sáng này nếu lọt xuống Trái đất sẽ mang đến hiểm họa lớn cho sức khỏe và cuộc sống của con người. Da vậy chúng ta cần đảm bảo tầng ozon luôn  có khả năng che chắn tốt. Cần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các tác động tiêu cực đến bầu khí quyển Trái Đất,...
     

>>>>> XEM NGAY: [HƯỚNG DẪN] Lựa chọn film cách nhiệt ô tô - loại nào tốt? <<<<<
 

2. Các tác động tiêu cực của tia UV tới sức khỏe con người:

Tia cực tím được xem như kẻ giết người thầm lặng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp cho da và mắt. Không chỉ vậy các nghiên cứu còn chỉ ra tia cực tím gây suy giảm các cơ quan miễn dịch và giảm tác dụng của vắc xin.

Vậy tác hại của tia UV tới cơ thể chúng ta như thế nào?

2.1. Tác hại của tia UV đối với làn da:

Gây cháy nắng, gây bỏng da: Biểu hiện rõ nhất khi tiếp lúc với ánh nắng gay gắt từ mặt trời trong thời gian dài là các vết ban đỏ trên da, dẫn đến tình trạng da bị bỏng rát hoặc bị cháy da. Điều này cho thấy các tế bào da đang bị hư hại, tổn thương. Mức độ nhạy cảm của tổn thương da phụ thuộc vào loại da của mỗi người. Những người có da mỏng hơn, sáng hơn dễ bị cháy nắng và nổi ban đỏ hơn so với người có da tối màu. Khả năng thích ứng với tia UV cũng phụ thuộc vào từng loại da.

Gây đen da, sạm da khi tiếp xúc lâu: Đối với người dân châu Á, đặc biệt các nước ở khu vực nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam. Thời gian nhận được bức xa mặt trời quanh năm lớn, lượng nhiệt từ Mặt trời chiếu đến cao. Do vậy chúng ta thường tiếp xúc lâu và liên tục với ánh nắng Mặt Trời. Đây là nguyên nhân chính gây đen da. Hiện tượng này xảy ra do sự đổi màu của các sắc tố melanin trên da. Chúng sẽ đậm lên sau vài ngày, vài tuần. Sự gia tăng các sắc tố dẫn đến việc các hạt melanin cũng được hình thành trên toàn cơ thể.
 

Tia UV làm da đen sạm

Tia UV làm da đen sạm

Khiến làn da bị nhăn nheo, lão hóa sớm: Tiếp xúc với ánh mặt trời trong thời gian dài nhất định, các tế bào da sẽ bị tổn thương dẫn tới thoái hóa. Các biểu hiện thường thấy của làn da bị lão hóa như: khô da, da xuất hiện nếp nhăn, mất đi độ đàn hồi và bị chảy xệ.
 

Da nhăn nheo chảy xệ dưới tác động xấu của tia UV

Da nhăn nheo chảy xệ dưới tác động xấu của tia UV

Gây ung thư da: Tác động nghiêm trọng nhất của tia UV đến làn da chinh là gây ung thư da. Ung thư da là kết quả sau cùng do tổn thương da lâu dài dưới tác động của tia cực tím. Có nhiều loại ung thư da khác nhau: Ung thư tế bào biểu mô, ung thư hắc tố, ung thư tế bào biểu mô có vây và các khối u ác tính. 
 

Về lâu dài, tia UV là nguyên nhân gâu ung thư da

Về lâu dài, tia UV là nguyên nhân gâu ung thư da

Tuy nhiên có 2 loại ung thư da thường gặp nhất là: Ung thư biểu mô tế bào đáy: 80% người bị ung thư da mắc loại ung thư này. Đây là loại ung thư có khả năng phát triển chậm và rất hiếm di căn. Ung thư biểu mô tế bào vây: Loại ung thư da này chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Những người từ 65 tuổi trở lên dễ mắc loại ung thư da này.

>>>>> TÌM HIỂU: Lợi ích đem lại khi sử dụng film cách nhiệt chống nóng <<<<<

2.2. Tác hại của tia UV đối với mắt:

Không chỉ gây hại đến làn da, mắt chúng ta cũng thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt trời. Tia cực tím có thể ảnh hưởng cả cấp tính lẫn lâu dài tới mắt mỗi người khi gặp phải. Mắt chúng ta được bảo vệ bởi đường viền lông mày, lông mi, lông màu. Khi gặp ánh sáng mắt có biểu hiện co đồng tử, phản xạ nheo mắt nhằm ngăn cản bớt sự xâm nhập của ta sáng Mặt trời. Tuy nhiên dưới điều kiện thực tế như đi dưới nắng, tắm nắng,... hiệu quả bảo vệ tự nhiên từ các bộ phận đó là rất thấp. 

Tiếp xúc với bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm. Mắt bị chiếu trong thời gian dài sẽ xuất hiện các hiện tượng rối loạn thị giác; giảm thị lực; xuất hiện các quầng bao quanh nguồn sáng. Nặng hơn nữa người bệnh có thể sẽ cảm thấy như có dị vật trong mắt; chảy nước mắt và rất sợ ánh sáng. Nhưng nếu để nặng thì có thể dẫn tới mắt bị nhiễm khuẩn. 
 

Tia UV cũng là tác nhân ảnh hưởng xấu đến đôi mắt

Tia UV cũng là tác nhân ảnh hưởng xấu đến đôi mắt

Tia UV cũng là nguyên nhân gây bỏng võng mạc. Điều kiện trời nắng gay gắt, tia sáng mặt trời có thể gây bỏng, chói và hủy hoại các tế bào mắt.  Ngoài ra, bạn còn có thể mắc phải một loại u ác tính nội nhãn cầu. Nó có thể hình thành bên trong mống mắt, bờ mì,… Loại u này gây cảm giác đau rát mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực. 

2.3. Tác hại của tia UV với sức khỏe hệ miễn dịch:

Tác hại của tia UV
 
Tia UV gây nhiều tác hại tới cơ thể
 

Hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tổ chức có hại. Tia UV ức chế làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Việc da bị cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào máu trắng. Tế bào này có khả năng chống lại bệnh tật ở con người trong khoảng 24h sau khi tiếp xúc với nắng. Bức xạ UV cao còn có thể làm giảm hiệu lực của các loại vắc xin. Tăng khả năng hình thành các khối u ác tính.

3. Biện pháp phòng chống tác hại của tia UV:

Chúng ta luôn phải tiếp xúc với tia UV hàng ngày. Do vậy cần có biện pháp chống lại những tác động xấu của chúng đến sức khỏe con người. Cùng chúng tôi tìm hiểu những cách làm hiệu quả để ngăn cản tác động của tia cực tím theo thông tin dưới đây bạn nhé.

Một vài cách thức đơn giản sau có thể làm giảm tác hại của tia UV:

  • Nấp dưới bóng mát.

  • Mặc quần áo chống nắng.

  • Sử dụng kem chống nắng.

  • Đội mũ rộng vành.

  • Đeo kính râm.

Khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều là thời điểm tia UV có mật độ dày đặc nhất. Vì vậy chúng ta nên hạn chế tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời vào những thời điểm này. Chúng ta đều phải thật thận trọng khi phơi nắng trên bãi biển, hoặc khu vực có tuyết, cát vì bề mặt nước, cát, tuyết phản chiếu ánh sáng mặt trời mạnh dẫn tới tăng độ mạnh của bức xạ tia UV mà ta phải chịu. Tia UV cũng dễ dàng xuyên qua mặt nước, ngay cả khi bạn tắm dưới nước, vẫn có thể bị cháy nắng.

3.1. Sử dụng kính râm:

sử dụng kính râm
 
Sử dụng kính râm để bảo vệ mắt
 

Kính râm là phụ kiện không thể thiếu khi đi ra ngoài vào những ngày trời nắng. Tuy nhiên bạn cần chọn loại kính có khả năng phản lại tia UV. Màu sắc và độ đậm nhạt của kính râm không phản ánh được khả năng chống tia UV của kính. Đồng thời, nó cũng không nói lên liệu có nguy hại hay an toàn với mắt khi sử dụng không. Thậm chí, việc sử dụng kính râm sẫm màu trong nhiều trường hợp còn nguy hiểm hơn. Hiện nay người ta đưa ra một số tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá khả năng chống tia UV của kính râm như: tiêu chuẩn Australia, Mỹ, châu  Âu. 

3.2. Sử dụng kem chống nắng:

Sử dụng kem chống nắng, quần áo dài tay cũng là biện pháp hiệu quả để ngăn cản tia UV tiếp xúc với da. Quần áo chống nắng giúp bảo vệ cơ thể khỏi tia UV ở mức độ khác nhau. Áo dài tay, quần dài giúp bảo vệ da khỏi tia UV tốt nhất. Đồ tối màu thường chống tia UV tốt hơn đồ sáng màu. Vải dệt dày chống tia UV tốt hơn loại dệt mỏng, lỏng lẻo. Vải khô chống tia UV tốt hơn loại vải ướt.

Bôi kem chống nắng toàn thân để giúp chống các tia cực tím hiệu quả nhất. Bạn nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 50+, PA++++.
 

Kem chống nắng được xem là phương pháp hiệu quả ngăn tia UV

Kem chống nắng được xem là phương pháp hiệu quả ngăn tia UV

3.3. Đội mũ rộng vành:

đội mũ rộng vành để tránh nắng 

Sử dụng mũ rộng vành để tránh phần da mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng

Ngoài ra chúng ta phải luôn nhớ che chắn bằng việc đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài lúc trời nắng. Mũ có vành che rộng từ 5-8cm xung quanh là tốt nhất để che nắng vì nó che tốt các được các vùng như tai, mắt, trán, mũi, và da đầu. Nếu mặt dưới vành mũ tối màu và không phản chiếu ánh sáng thì sẽ giúp giảm bớt tia UV chiếu tới mặt từ các bề mặt phản chiếu như mặt nước. 

3.4. Sử dụng film cách nhiệt chống tia UV:

Nhà ở, văn phòng làm việc sử dụng của kính có thể dùng decal dán kính chống nắng để bảo vệ, ngăn cản tia UV chiếu đến.
 

Fim cách nhiệt có khả năng chống tia UV cực tốt, lên đến 99%

Fim cách nhiệt có khả năng chống tia UV cực tốt, lên đến 99%

>>>>> Mời bạn tham khảo các mẫu film cách nhiệt chống UV tốt nhất tại đây <<<<<
 

Bên cạnh những tác hại kể trên ánh sáng mặt trời cũng có khả năng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vitamin D rất có ích cho cơ thể. Đây là vi chất cần thiết để giúp tăng khả năng hấp thu canxi vào răng, xương và đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Dù vậy bạn không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài.

Tia cực tím gây nên nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiểu rõ được tác hại của tia UV chúng ta hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tia UV và tác hại của chúng với cơ thể con người. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Ghé thăm Gia Huy thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức mới bổ ích bạn nhé. Liên hệ với Gia Huy qua Hotline: 0818.441.998 để được tư vấn nhiệt tình 24/7.

0818441994 Chat với chúng tôi Zalo chat